Ưu – Nhược Điểm Của Cổng Xếp Tự Động Có Ray Và Không Ray

Cổng xếp tự động đang dần trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều cơ quan, nhà máy, trường học và khu công nghiệp tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, giữa hai dòng sản phẩm cổng xếp tự động có raykhông ray, nhiều người vẫn phân vân chưa biết nên lựa chọn loại nào phù hợp. Bài viết sau Danasmart sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu – nhược điểm của từng loại cổng xếp.

Cổng xếp tự động có ray là gì?

Đây là loại cổng được di chuyển trên hệ thống ray trượt cố định. Loại cổng này được gắn trên khung cứng và các bánh xe sẽ được đặt vào khung này. Hệ thống ray của cổng giúp cho việc di chuyển ổn định và mượt mà hơn. 

Với những địa điểm có mặt sân không được bằng phẳng thì việc sử dụng cổng xếp tự động có ray là rất phù hợp. Tại đây cổng sẽ chạy theo một đường ray cố định mà ít bị ảnh hưởng bởi nền sân.

Cổng xếp tự động không ray là gì?

Đây là loại cổng không dùng đến hệ thống ray trượt. Những bánh xe hoặc hệ thống trục giữa sẽ được lắp đặt vào cổng xếp tự động không ray. Loại cổng này thường được sử dụng trong những địa điểm có diện tích nhỏ.

Cổng xếp inox tự động B-05

So sánh ưu nhược điểm của hai loại cổng

Cổng xếp có rayCổng xếp không ray
Giống nhau– Được gia công từ đa dạng loại vật liệu, chủ yếu là inox và hợp kim nhôm.– Chiều cao tiêu chuẩn trung bình rơi vào khoảng 1.6m – 1.7m.– Thân cổng xếp inox là những thanh nan được xếp chéo theo hình ziczac.– Thanh chính của cổng xếp thường có kích thước 50x51x0.8mm.– Thanh chéo của cổng xếp thường có kích thước 36x36x0.6mm.– Được vận hành nhờ hệ thống bánh xe sắt hoặc cao su.– Công suất của motor: 750w, 550w, 420w và 370w.– Nguồn điện của cổng: 220V/ 50Hz.– Phụ kiện đi kèm: Remote, công tắc chống giật, bộ đèn LED,…
Khác nhauSố motor12
Loại motorCổng xếp có ray sử dụng loại thông thườngĐiện đảo, giúp cho cổng di chuyển theo một đường thẳng
Điều hướngThanh rayNam châm từ xếp theo đường thẳng được chọn dưới nền
Bánh xeTrúc bánh xe có thể độc lập ở cổng xếp có rayTrục bánh xe không phải là một thanh độc lập nhằm làm bánh lái để chuyển hướng cho cổng.
Yêu cầu địa điểm lắp đặtThấpYêu cầu cao (sân phẳng, không gồ ghề,…)
Ưu điểm– Ổn định.– Tiết kiệm chi phí.– Thẩm mỹ cao, gọn gàng.– Đi lại dễ dàng khi qua cổng.
Nhược điểm– Tính thẩm mỹ thấp.– Phát sinh nhiều chi phí (đục cắt bê tông để làm đường ray).– Thời gian làm mặt nền khô lâu.– Đắt hơn so với cổng có ray.– Yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật cao.
Cổng xếp inox tự động B-04

Nên sử dụng loại cổng nào?

Cổng xếp có ray sẽ thích hợp với những không gian có diện tích lớn như nhà ga, càng biển,… Loại cổng này thường có thiết kế và kiểu dáng đa dạng hơn. Ngoài ra cổng có ray sẽ có mức độ an toàn cao hơn.

Cổng xếp không ray thường đựa lựa chọn cho các không gian hẹp. Bởi vì không cần hệ thống ray nên loại cổng này sẽ tiết kiệm được một ít chi phí. Loại cổng này thường sẽ dễ vận hành và bảo trì hơn so với cổng có ray

Mỗi loại cổng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng cho riêng mình. Tùy vào yêu cầu về thẩm mỹ, không gian và mục đích để khách hàng có thể lựa chọn giữa hai loại cổng này. Ngoài ra mọi người cần quan tâm đến nhà cung cấp cổng xếp để có thể lắp đặt cổng an toàn và chất lượng hơn.

Danasmart – Đơn vị cung cấp và thi công cổng xếp Đà Nẵng uy tín

Là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp và thi công cổng xếp Đà Nẵng, Danasmart tự hào mang đến cho khách hàng các dòng sản phẩm chất lượng cao:

  • Cổng xếp inox Đà Nẵng với thiết kế hiện đại, độ bền vượt trội.
  • Đa dạng mẫu mã: có ray, không ray, điều khiển từ xa, cảm biến thông minh.
  • Đội ngũ thi công chuyên nghiệp, bảo hành lâu dài, hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng.

Dù bạn đang cần lắp đặt cổng xếp cho nhà máy, trường học hay cơ quan hành chính, Danasmart luôn sẵn sàng tư vấn giải pháp tối ưu với mức giá cạnh tranh.

Thông tin liên hệ Dana Smart

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *